Máy tính trên thị trường có rất nhiều dòng khác nhau đến từ các hãng khác nhau, từ thiết kế cho đến cấu hình và mục đích sử dụng tùy thuộc vào mỗi loại. Và máy tính cho thiết kế đồ họa cũng vậy, cấu hình phải đủ mạnh thì mới có thể dùng các phần mềm đồ họa nặng. Những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách chọn mua cấu hình máy tính cho thiết kế đồ họa sao cho ưng ý với nhu cầu đồ họa nhất. Khám phá ngay để hiểu thêm về cấu hình của những chiếc máy tính đồ họa cần có nhé!

Đôi nét về cấu hình máy tính cho thiết kế đồ họa

Cấu hình máy tính là những thông số máy tính của phần cứng máy tính được tích hợp trên máy, bao gồm loại bộ vi xử lý, card rời, dung lượng RAM, thông số card đồ họa, kích thước màn hình, trọng lượng máy tính… Cấu hình máy tính là một phần vô cùng quan trọng để người dùng và người bán đánh giá xem nó có phù hợp với nhu cầu sử dụng và tình hình tài chính của người mua hay không.

Đối với những người mua máy tính để phục vụ cho công việc thiết kế đồ họa thì cấu hình máy tính là điều cần lưu ý. Vì thiết kế đồ họa là công việc đòi hỏi bạn phải sử dụng máy tính nhiều.

Cấu hình máy tính cho đồ họa

Cấu hình máy tính cho đồ họa

Máy tính sẽ thực hiện rất nhiều công việc với bạn và là nơi lưu trữ các tệp có nhiều kích cỡ, từ tệp hình ảnh, tệp lưu trữ cho đến phần mềm thiết kế nặng. Để sản phẩm của bạn thực sự trở thành sản phẩm chất lượng và quá trình làm việc trở nên trơn tru, mượt mà thì đừng ngần ngại chọn cho mình một chiếc máy tính có cấu hình đủ mạnh.

Nếu bạn chọn một chiếc máy tính có cấu hình thấp sẽ làm gián đoạn công việc của bạn với hàng loạt lỗi như quá nhiệt, đơ phần mềm, hình ảnh hiển thị bị mờ… không chỉ đối với ngành thiết kế đồ họa mà cả trong học tập và làm việc ở những lịch vực khác cũng sẽ gặp rắc rối. Tuy nhiên, với cấu hình cao, bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí, xem phim, chơi game, chỉnh sửa file …

Tiêu chí chọn cấu hình máy tính đồ họa

Bộ nhớ RAM

RAM càng nhiều thì phần mềm thiết kế càng hoạt động mượt mà. Máy tính dùng để thiết kế đồ họa yêu cầu RAM từ 8GB trở lên. Nếu bạn có tiền, đừng ngần ngại chi số tiền lớn cho một chiếc máy có RAM 16GB. Đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho công việc thiết kế của bạn.

Bộ nhớ RAM nên từ 8GB trở lên cho máy tính đồ họa

Bộ nhớ RAM nên từ 8GB trở lên cho máy tính đồ họa

Bộ vi xử lý CPU

CPU là trái tim của cả máy tính. CPU Core i5 và Core i7 sẽ được ưu tiên hơn. Với cấu hình này, dù bạn có chạy cùng lúc bao nhiêu phần mềm thiết kế đi chăng nữa thì máy tính của bạn cũng không bị giật, lag, gây nhiễu khi thiết kế.

Card đồ họa

Card đồ họa là một thiết bị chuyên xử lý thông tin hình ảnh trong máy tính, chẳng hạn như màu sắc, độ chi tiết độ phân giải và độ tương phản của hình ảnh. Các thẻ tích hợp trong máy tính thường có hiệu suất kém và cấu trúc kém. Do đó, bạn nên sử dụng máy tính có card đồ họa rời. Chúng sẽ mang đến cho bạn những hình ảnh tuyệt vời, màu sắc sống động, thiết kế 3D, 4D chân thực.

Phần cứng

Ổ cứng phổ biến nhất và phù hợp nhất cho thiết kế đồ họa là SSD và HDD. Ổ cứng SSD có tốc độ xử lý cực nhanh giúp bạn khởi động phần mềm nhanh chóng, tuy nhiên giá thành khá cao. Và ổ cứng HDD rẻ hơn và có nhiều không gian lưu trữ. Tùy theo nhu cầu và mong muốn mà bạn có thể lựa chọn loại ổ cứng phù hợp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo máy tính Acer ConceptD 500, bộ máy tính để bàn này có đầy đủ các thông số cần thiết cho một máy tính thiết kế đồ họa.

Acer ConceptD 500 - dòng máy tính cho thiết kế đồ họa mượt mà

Acer ConceptD 500 – dòng máy tính cho thiết kế đồ họa mượt mà

Không chỉ vậy, chiếc máy tính này còn có màu chủ đạo trắng tinh khiết vô cùng sang trọng, mặt trước có khe lọc bụi màu đen, khay cắm tai nghe tiện dụng và sạc không dây Qi giúp tiết kiệm tối đa không gian làm việc của bạn và nhiều tính năng mới lạ khác.

Vi xử lý CPU Intel Core i9 9900K 8 nhân 16 luồng, xung nhịp cơ bản 3,6 GHz, turbo 5,0GHz cho trải nghiệm sáng tạo mạnh mẽ. Kết hợp cùng card đồ họa NVIDIA Quadro RTX 4000 8GB và 64GB bộ nhớ 4 khe mỗi khe gồm DDR4 16GB. Bên cạnh đó, Acer ConceptD 500 còn được trang bị ổ cứng 1TB SSD M.2 PCle, 512GB SSD 2,5, 2TB HDD SATA 3 cho không gian lưu trữ bất tận.

Qua những thông tin về cấu hình máy tính cho thiết kế đồ họa ở bài viết trên sẽ giúp bạn tìm được mẫu máy tính phù hợp và ưng ý. Hy vọng lựa chọn của bạn sẽ giúp việc học tập và làm việc của bạn trở nên dễ dàng và thành công hơn.

Xem thêm: Xây dựng cấu hình máy tính đồ họa 3D tầm trung cần quan tâm gì?

Giải mã tiêu chí chọn một chiếc máy tính để bàn làm đồ họa tốt