Trong năm 2019 vừa qua Acer đã đưa ra một sản phẩm mới thuộc hệ sinh thái ConceptD gồm máy tính để bàn, máy tính trạm và màn hình đồ họa cao cấp. Tất cả sản phẩm đều được sử dụng hệ điều hành Window 10, sử dụng những phần cứng tốt nhất chuyên cho đồ họa, hãng Acer chắn chắn sẽ đem sự sáng tạo cho những ai làm về thiết kế. Bài viết này sẽ giới thiệu hai loại máy trạm render 3D của Acer đó là Acer ConceptD 500 và Acer ConceptD 500.

Máy trạm ConceptD 900 – Cỗ máy trong mơ của bất kỳ nhà sáng tạo nào

ConceptD 900 có vỏ kim loại màu đen mờ với đèn LED tinh tế

ConceptD 900 có vỏ kim loại màu đen mờ với đèn LED tinh tế

ConceptD 900 được biết đến là máy trạm hay máy tính để bàn chuyên dụng dành cho xử lý các công việc chuyên môn như là thiết kế đồ họa. Đến với phần bên trong của máy, được trang bị bộ vi xử lý cực khủng là con chip Dual Intel® Xeon® Gold 6148 có số lỗi xử lý lên đến 40 lõi và 80 luồng. Một con số mà ít nhà đồ họa có thể hình dung đến. Phần card đồ họa của máy được trang bị là card NVIDIA Quadro RTZ 6000. Nếu thông thường ổ cắm của bộ nhớ RAM thường là 8GB hay 16GB là rất cao, nhưng với Acer ConceptD 900 thì bộ RAM có thể gắn lên đến 12 khe và tổng bộ nhớ tối đa là 192GB.

Máy trạm siêu khủng này sẽ là trợ thủ đắc lực cho các nhà làm phim hay các bộ phim hoạt hình và các nhà làm kiến trúc. Làm việc với thời gian render video có thể lên đến vài tiếng đồ hồ. ConceptD 900 cũng lý tưởng cho AI cần sức mạnh tính toán và xử lý đồ họa vượt trội. Các nhà sáng tạo có thể làm việc linh hoạt hơn với tối đa hai khe cắm M.2 PCIe trên bo mạch chủ. Người dùng còn có thể mở rộng với ba khe cắm PCIe x8 và bốn khe cắm PCIe x16.

Sản phẩm máy trạm render 3D ConceptD 900 với hiệu năng mạnh mẽ nên khi thực hiện render video hay hình ảnh bằng các phần mềm đồ họa năng thì máy vẫn chạy rất mượt mà, mà không gây ra tình trạng nóng bên trong. Máy được trang bị đến tận 6 quạt tản nhiệt để hút một lượng lớn không khí bên ngoài vào làm mát cho toàn bộ phần bên trong của máy. Với phần vỏ bên ngoài được làm bằng vỏ kim loại màu đen mờ kết hợp với đề LED tạo nên sự tinh tế và tối giản dành cho những nhà thiết kế.

Workstation ConceptD 500 – Hiệu năng cao cho thiết kế đồ họa

ConceptD 500 là máy tính xử lý và render các mô hình lớn cũng như 3D phức tạp một cách nhanh chóng.

ConceptD 500 là máy tính xử lý và render phức tạp một cách nhanh chóng.

Với mẫu máy trạm render 3D Acer ConceptD 500, một sản phẩm đàn em của Acer ConceptD 900 cũng sẽ đem lại hiệu năng mạnh mẽ dành cho các nhà làm phim hoạt hình và thiết kế sản phẩm. Được trang bị bên trong mình bộ vi xử lý Intel® Core ™ thế hệ thứ 9, sử dụng card đồ họa tốt nhất hiện nay là NVIDIA Quadro RTX 4000 giúp vận hành nhanh và mượt mà hơn. Cụ thể hơn Acer ConceptD 500 sử dụng con chip Intel® Core ™ i9-9900K thế hệ thứ 9 với 8 lõi bên trong và 16 luồng và đạt tới khả năng xử ý 5 tỷ thuật toán/s giúp máy chạy ổn định trên các phần mềm đồ họa 3D hay thậm chí là 4D. Với card đồ họa được gắn trên Acer ConceptD 500 là loại card NVIDIA Quadro RTX 4000. Máy trạm Acer ConceptD 500 có hỗ trợ độ phân giải 5K (5120×2880 @ 60Hz) với HDR giúp đen lại chất lượng hình ảnh tốt nhà và hiển thị một cách rất chi tiết từng đường nét.

Máy trạm Acer ConceptD 500 có khả năng nâng cấp lên, có thể đáp ứng những nhu cầu cao hơn của người dùng. Với bốn khe cắm DIMM hỗ trợ DDR4, RAM 64GB nên máy trạm có thể làm việc đa nhiệm và thực hiện nhiều phần mềm nặng.Ổ cứng SSD PCIe M.2 NVMe tích hợp sẵn trên mainboard cho phép xử lý và render các mô hình lớn cũng như 3D phức tạp một cách nhanh chóng. Hệ thống tản nhiệt hoạt động tối ưu thông qua ba quạt làm mát, lấy không khí qua tấm chắn phía trước máy. Chiếc máy vận hành mức độ ồn khoảng 40dB, đủ để không gây khó chịu cho người dùng. Hệ thống tản nhiệt hoạt động tối ưu thông qua ba quạt làm mát, lấy không khí qua tấm chắn phía trước máy. Chiếc máy vận hành mức độ ồn khoảng 40dB, đủ để không gây khó chịu cho người dùng.

>>Xem thêm: Các mẫu máy trạm render 3D thuộc thệ sinh thái CocneptD

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn cấu hình máy tính đồ họa 3d theo phong cách minimalism

>>> Xem thêm: Vì sao designer cần sở hữu laptop chuyên render?