Thông thường các bạn sinh viên hay nhân viên văn phòng sở hữu những chiếc máy tính vừa đủ để thực hiện học tập và làm việc như soạn thảo, tính toán hay xem phi, nghe nhạc. Nên không thể chơi game với đồ họa nặng hay render video vì tình trạng giật, lag xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, để lên đời một dòng máy tính thường rất đắt tiền do đó tự build PC là một giải pháp tốt. Nhưng làm sao để vừa túi tiền lại có một cấu hình tốt thì hãy theo dõi bài viết của mình dưới đây nhé.

Tự tay build PC là gì?

Tự build PC là việc bạn mua linh kiện riêng biệt và lắp rắp chúng thành một PC hoàn chỉnh. Tất cả linh kiện phải hòa hợp với nhau để có mức hiệu năng tốt nhất với mức giá hợp lý.

Tự tay build PC là gì?

Tự tay build PC là gì?

Những lưu ý khi tự build PC

Sai lầm trong tính toán chi phí 

Các bạn cần biết mình cần những linh kiện gì cho nhu cầu thật sự của mình để tránh mua nhưng không cần thiết. Ví dụ, để tiết kiệm có thể sử dụng bản Crack nhưng để đảm bảo PC hoạt động mượt mà thì mình khuyên các bạn nên dùng Windows bản quyền. Và một ví dụ điển hình khi mua thừa những linh kiện không cần thiết sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của PC.

Gợi ý các khoản chi phí cho từng linh kiện trên tổng chi phí

  • Card đồ họa: 30-40%
  • CPU: 15-20%
  • Mainboard: 10-15%
  • RAM: 10-15%
  • Nguồn: 7-10%
  • Case và hệ thống tản nhiệt: Tùy theo nhu cầu và ngân sách  để bảo vệ và làm mát cho các linh kiện trong dàn PC.

>>> Tham khảo: Hai mẫu máy tính bàn chuyên đồ hoạ đến từ Acer đang nhận được sự quan tâm đặc biệt

Không dùng hết dung lượng RAM

Khi lựa chọn dung lượng RAM cho máy tính, nên chú ý lắp một lượng RAM vừa đủ cho nhu cầu sử dụng. Vì nhiều RAM không giúp máy của bạn chạy nhanh hơn. Nếu RAM thừa mà card đồ họa không đủ thì hình ảnh xuất hiện bị mượt mà, không đảm bảo được độ phân giải.

Nên lựa chọn dung lượng phù hợp với nhu cầu công việc

Nên lựa chọn dung lượng phù hợp với nhu cầu công việc

Bộ nguồn quan trọng

Một bộ nguồn công suất lớn không làm tăng công suất máy nhưng bộ nguồn kém thì các linh kiện không thể hoạt động hết công suất hoặc có thể giảm tuổi thọ của PC. Với một bộ nguồn mạnh mẽ, bạn có thể yên tâm nâng cấp linh kiện phần cứng cho PC trong tương lai.

Kỹ thuật lắp ráp

Mình khuyên các bạn nên lắp ráp, đi dây tại cửa hàng, vì có thể bạn gặp khó khăn khi tự làm. Ví dụ bạn không cắm đúng card đồ họa rời vào cổng PCI Express mà nhầm vào cổng khác khiến máy không hoạt động. Hãy tìm hiểu thật kỹ và hướng dẫn sử dụng trước khi lắp ráp linh kiện để tránh mắc các sai lầm về kỹ thuật khác.

Các linh kiện không tương thích

Một lỗi rất phổ biến khi build PC là các linh kiện không tương thích nhau. Do đó để làm sao biết CPU tương thích với mainboard nào thì cách đơn giản nhất là tìm trên trang chủ của Intel hoặc tìm kiếm trên google. Mình sẽ đưa ra một số gợi ý để giúp bo mạch chủ và các bộ phận khác bạn mua phù hợp với nhau.

Kiểm tra socket CPU trên bo mạch chủ và so sánh với bộ xử lý đã chọn. Xem RAM mà bo mạch chủ và CPU hỗ trợ. Kiểm tra nguồn điện. Bo mạch chủ có hỗ trợ nhiều GPU hay không? Kích thước linh hiện có lắp vừa case hay không? 

Hướng dẫn build cấu hình cơ bản PC cho máy tính bàn chuyên đồ họa

Bắt tay vào xây dựng

Với một bộ PC cần có các bộ phận như: CPU/ Bộ xử lý, bộ nhớ RAM, bo mạch chủ, card đồ họa, ổ cứng lưu trữ SSD hoặc HDD, bộ nguồn, case bảo vệ, màn hình PC, hệ thống tản nhiệt.

Bộ xử lý 

CPU hay bộ xử lý trung tâm. Hiện nay có hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng trên thị trường là Intel và AMD. Tuy nhiên các bạn không cần quá chú trọng chọn hãng nào vì hai sản phẩm có sức mạnh là ngang nhau, chỉ cần lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Không phải chọn sản phẩm mới nhất là tốt nhất mà có thể bạn phải tốn thêm chi phí cho quạt tản nhiệt hay bộ nguồn phù hợp.

Nên lựa chọn Intel hay AMD?

Nên lựa chọn Intel hay AMD?

Bo mạch chủ/ Mainboard

Bo mạch chủ là một bản mạch đóng vai trò là trung gian giao tiếp giữa các thiết như CPU, GPU, RAM,… thông qua các kết nối cắm trực tiếp vào hoặc dây liên kết. Khi chọn mainboard tùy theo nhu cầu mà chọn bo mạch chủ 2 đến 4 khe RAM, SSD,… 

RAM

RAM là bộ bớ cho phép đọc, ghi nhớ đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Thông tin lưu trữ trên RAM chỉ tạm thời và sẽ mất đi khi mất nguồn điện. Tùy theo nhu cầu cá nhân mà bạn chọn dung lượng RAM. Đối với những bạn cần cho đồ họa chuyên nghiệp nên có từ 32GB RAM trở lên.

Card đồ họa (VGA)

VGA là bộ phận giữ nhiệm vụ xử lý công việc liên quan đến đồ họa, màu sắc hay hình ảnh được hiển thị trên màn hình. Nên chọn card đồ họa phù hợp với độ phân giải của màn hình.

Card đồ họa Quadro RTX5000

Card đồ họa Quadro RTX5000

Trên đây chính là những lưu ý và cách để build PC cơ bản cho máy tính bàn chuyên đồ họa. Một lời khuyên cho các bạn khi xây dựng một PC là tham khảo thông tin, hướng dẫn từ nhiều nguồn và lựa chọn địa chỉ uy tín để mua nhé.