Tuổi tác không phải là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của một máy tính: đôi khi nguyên nhân có thể là do hệ thống đang “gánh vác” quá nhiều ứng dụng chạy ở chế độ nền.

Dường như Windows làm việc có phần uể oải?

Các chương trình “lén lút” hay các tiến trình của Windows bao gồm các tiện ích in ấn và lập chỉ mục đĩa cứng sẽ “chén sạch” tài nguyên CPU và bộ nhớ chính. Chúng cũng có thể làm cho quá trình khởi động và tắt máy ngày càng “ì ạch” hơn. Tiện ích MSConfig (chọn Start.Run và gõ vào lệnh msconfig) sẽ liệt kê danh sách một số ứng dụng được nạp trong quá trình khởi động, tuy nhiên danh sách này chưa thật hoàn chỉnh. Thay vào đó, hãy sử dụng tiện ích miễn phí StartupList có khả năng liệt kê tất cả chương trình được khởi động cùng với Windows. Ngoài ra, tiện ích Autoruns của hãng Sysinternals không những có thể nhận dạng các ứng dụng tự khởi động mà còn có khả năng vô hiệu hóa chúng.

Để giành lại tài nguyên của hệ thống, hãy đóng, xóa hoặc giấu các applet trên khay hệ thống mà bạn không cần.

Ví dụ, với vài applet, bạn chỉ cần nhấp phải chuột lên biểu tượng trên khay hệ thống và chọn Options hay Properties. Sau đó, bỏ đánh dấu tương ứng với tùy chọn Place icon in the taskbar hay mục có ý nghĩa tương đương. Để xem danh sách tất cả chương trình đang chạy trên hệ thống, bạn nhấp chuột vào nhãn Processes trong tiện ích Task Manager. Tương ứng với mỗi chương trình là dung lượng bộ nhớ sử dụng, giá trị càng cao thì càng không tốt. Để ngưng một chương trình trong Task Manager, nhấp chuột lên tên chương trình đó và nhấp vào nút End Process. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là bạn không thể xác định được chương trình này có nhiệm vụ gì? Tiện ích miễn phí Quick Access InfoBar sẽ đặt một biểu tượng vào cạnh mỗi chương trình đang chạy trong Task Manager, bạn hãy nhấp chuột lên biểu tượng đó để biết đây là chương trình gì và có an toàn không nếu bạn tiến hành chấm dứt hoạt động của nó.

khắc phục sự cố máy tính

Phải làm gì khi gặp lỗi màn hình xanh?

Máy tính đang khởi động bỗng nhiên “treo cứng” và xuất hiện một màn hình xanh với thông báo đại loại như “STOP: 0x000002la Fatal System Error”, đây chính là lỗi “màn hình xanh chết chóc” (Blue Screen of Death – BSOD) thường gặp trong Windows. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về lỗi này cũng như cách khắc phục

bằng cách tìm kiếm trên web từ một máy tính khác hay giải mã lỗi Stop Error (bao gồm 10 ký tự, được bắt đầu bằng số 0 và chữ x) tại website www.updatexp.com/stop-messages.html.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu Windows tiến hành khởi động lại ngay khi lỗi màn hình xanh vừa xuất hiện? Có lẽ kỹ sư nào đó phát triển Windows nghĩ rằng để hệ thống tự khởi động lại mỗi khi bị “ngã quỵ” nhưng lại không lường đến tình huống sự cố xảy ra trong quá trình khởi động. Điều này có nghĩa là, với người dùng Windows, máy tính sẽ bước vào một vòng lặp vô tận của quá trình “ngã quỵ”, khởi động lại và tiếp tục “ngã quỵ”. Lúc này, bạn sẽ không bao giờ đọc được mã lỗi hay thông báo lỗi mà qua đó có thể giúp người dùng biết được chuyện tồi tệ gì đang xảy ra. May thay, có một cách dễ dàng khắc phục hiện tượng này được trình bày trong phần “Cấm BSOD khởi động lại”.

Kết nối mạng “chập chờn”? Nếu mạng chạy quá chậm, hay thậm chí không làm việc, trước hết bạn cần sử dụng tính năng giải quyết sự cố mạng của Windows XP: nhấp Start → Help and Support, và bên dưới mục Pick a Help topic nhấp Networking and the Web, rồi sau đó chọn Fixing network or Web problems, và cuối cùng chọn Home and Small Office Networking Troubleshooter. Tính năng này sẽ hỏi bạn một loạt câu hỏi để giúp chỉ ra trục trặc, khi bạn đã thực hiện xong phần trả lời, máy tính sẽ chạy một chương trình chẩn đoán để chỉ ra nguồn gốc của sự cố.